Các loại da bò chính hiện nay?

Các loại da bò chính hiện nay?

Các loại da bò chính hiện nay?

Chào mừng bạn đến với website Eruco.vn, click để đăng ký nhận thông tin khuyến mãi

Cách nhận biết và phân biệt các loại da bò trên thị trường

Cách nhận biết và phân biệt các loại da bò trên thị trường:

1) Full Grain Leather: là loại da bò cao cấp nhất, tự nhiên nhất với việc giữ lại toàn hạt da tự nhiên bao gồm cả các tỳ vết.

- Giá thành: Các sản phẩm làm từ da full grain leather thường có giá rất đắt – vì khi chọn loại da này làm sản phẩm sẽ phải bỏ đi những phần da bị tỳ vết không đạt chất lượng.

- Độ bền: Loại da Full-grain, càng sử dụng lâu, thì lại càng đẹp. Nó được biết đến rộng rãi là loại da xịn và tốt nhất. Nếu bạn mua một sản phẩm được làm từ da Full-grain, bạn có lẽ sẽ sử dụng nó suốt đời nếu bạn sử dụng nó phù hợp.

 

 

2. Top Grain Leather: Là lớp da giao với da hạt (full grain leather) sản phẩm được dập “hạt vân giả” lên bề mặt. Thông thường, sau đó nó được xử lý và nhuộm màu để cho ra sản phẩm có mặt da đẹp đồng nhất (không tỳ vết).

- Giá thành: đây là loại da tốt nên có giá thành tương đối cao

- Độ bền: Thành phẩm sẽ không có tuổi thọ sử dụng quá lâu như full-grain và cuối cùng nhìn cũ đi sau thời gian sử dụng quá dài. Tuy nhiên, thành phẩm của phân khúc da này sẽ là tuyệt vời, nếu bạn không quan tâm quá mức đến tuổi thọ hoặc khả năng chống bẩn. 

 

 

 

​3. Genuine leather: da đã bị tách mất lớp top-grain (lớp da bề mặt), sau đó dán một lớp polyurethane và dập hạt da giả để trông giống top-grain leather.

- Giá thành: đây là loại da tốt nên có giá thành tương đối cao

- Độ bền: Những sản phẩm được làm từ da bò loại này có độ bền mức chấp nhận được nếu được bảo quản và sử dụng đúng cách.

 

4. Bonded leather: da phế liệu và một số nguyên liệu khác được ghép lại bằng keo, trung bình khoảng 17% - 20% là da thật. Nói nôn na dễ hiểu, bonded leather giống như “ván ép”, nhưng thay vì gỗ, thì ở đây là da.

- Giá thành thấp

- Độ bền: kém

Ngoài những loại da chính đã nêu ở trên, thì để đa dạng các sản phẩm làm từ da. Chúng ta có thêm các khái niệm sau:

1) Aniline (da full aniline/sauvarage): Chúng được phun, nhuộm aniline, trên bề mặt da không có lớp phủ màu, loại da này luôn giữ được sự mềm mại và bắt mắt, da này có độ xốp nên dễ thấm nước, có độ co giãn rất tốt, không hay bị gãy như các loại da khác. Nếu da không có khả năng hấp thụ độ ẩm, khí sẽ dẫn đến tình trạng da bị khô và nứt nẻ. Thường Aniline được áp dụng để xử lý trên full-grain leather.

2) Pull-up Aniline: loại da này tương tự loại da trên, tuy nhiên chúng được phủ thêm một lớp sáp hoặc dầu. Sở dĩ chúng được phủ thêm các lớp này vì chúng được thiết kế để có thể sử dụng trong các môi trường khắc nghiệt hơn, lớp sáp sau này sẽ bị mờ dần, phai đi, lộ lớp da bên trong (dẫn đến tình trạng nứt da li ti hoặc màu sắc không đồng đều).

3) Semi-Aniline: là loại da khá mềm mại do được phủ một lớp bảo vệ rất mỏng trên bề mặt da. Da được bảo vệ lại mềm là sự lựa chọn không tồi cho khách hàng không thích da có lớp bảo vệ (khách hàng đam mê phong cách bụi bặm, tự nhiên của da thuộc).

4) Pigmented: Da loại này được can thiệp nhiều hơn các loại da trên với mục đích giảm thiểu các vết trầy xước, vết lỗi trên con da tự nhiên. Da được làm mịn và lên màu sắc tố đục, tạo vân, tạo nếp để màu trên toàn bộ con da được đồng nhất.

5) Nubuck (da StoneWashed hay da Chaps): Loại da này thường là top-grain, nhưng được xử lý bề mặt hạt của da trở nên mềm mịn như nhung. Nhiều người nhầm lẫn da nubuck với da lộn, nhưng đó là hai loại da khác nhau.

6) Metallic leather: là loại da được phủ trên bề mặt một lớp laminate. Da bên trong có thể là top-grain hoặc cũng có thể là da lộn, tùy thuộc vào nhà sản xuất. Da này không nhất thiết là kém, nhưng là loại da sử dụng cho những mục đích riêng biệt.

Copyrights © Tâm Tuấn Co.,Ltd - Số GPKD: 0314530449- Do sở kế hoạch & đầu tư TP.HCM cấp ngày 21/07/2017 - Người đại diện pháp luật Ông Nguyễn Văn Tuấn

Zalo